Rùng rợn: Xử vụ án bị cáo 20 tuổi giết chết mẹ bằng 23 nhát rừu; Can phạm 32 tuổi đột tử  trong trại tạm giam Hamburg 

Can phạm 32 tuổi đột tử trong trại tạm giam Hamburg

Diễn tiến

Theo thông cáo của cảnh sát, nạn nhân đã bị kiểm tra nhân thân vào 20 giờ tối thứ Hai, trong một cuộc kiểm tra đột xuất khách bộ hành ở quận St. Georg. Người này bị bắt giam vì nhiều lần tái phạm lệnh cấm tới địa điểm nguy hiểm này, một khu vực trong thành phố nơi tội phạm hình sự xảy ra đặc biệt thường xuyên, nhất là nơi này thường tụ tập nghiện chích ma túy.

Hồi sức không thành công

Nạn nhân bị tạm giữ qua đêm với bốn người đàn ông khác trong một phòng thu gom tại đồn cảnh sát ở Steindamm. Khi cảnh sát định trả tự do cho can phạm vào sáng sớm thứ Ba, thì ông đã xỉu từ bao giờ. Cảnh sát lập tức cho kiểm tra và bắt đầu hồi sức cấp cứu, gọi điện cho cứu thương khẩn cấp tới hiện trường, nhưng không kết quả.

Thi thể được đưa đến Viện Pháp y Hamburg để làm rõ nguyên nhân cái chết. Ngoài ra Văn phòng Điều tra Hình sự, Cục Điều tra Nội vụ, cũng tham gia xử lí.

Rùng rợn: Xử vụ án bị cáo 20 tuổi giết chết mẹ bằng 23 nhát rừu

Tuyên án

Vào tháng 1/2023, bị cáo hiện 20 tuổi, đã dùng rừu bổ vào mẹ mình 23 nhát, với quyết tâm phải giết chết bằng được. Hội đồng xét xử Vị thành niên số 1 của Tòa án Khu vực München I hiện đã kết án bị cáo tám năm tù vì phạm tội giết người và đưa vào bệnh viện tâm thần. Chánh Tòa giải thích: Bị cáo đặt ra một mối nguy hiểm lớn. Đó là một tội ác chưa từng có. Cách giết người cực kỳ tàn bạo. Trong phòng khách của gia đình ở Planegg, bị cáo lo hông đủ sức giết chết mẹ, nên đã dùng rìu bổ vào mặt và đầu của mẹ mình từ phía sau. Nạn nhân hấp hối trong 2 giờ thì tắt thở do mất máu và hít máu vào phổi dẫn tới tắt thở.

Diễn tiến

Vào ngày đầu tiên của phiên tòa, bị cáo tường thuật vụ án cực rõ ràng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông ra trường, bị cáo được đào tạo làm nhân viên thuế vào năm 2020. Nhưng điều này quá vất vả đối với bị cáo, làm việc tám giờ, có quá ít thời gian cho sinh hoạt cá nhân. Bị cáo bỏ học nghề và quanh quẩn trong phòng trẻ em ở nhà với các trò chơi máy tính, nội dung khiêu dâm trẻ em, luôn trong bộ đồ ngủ, thế giới giới hạn trong một vài mét vuông của phòng dành cho trẻ em.

Bị cáo nói dối cha mẹ mình đang nghỉ ốm do bức xúc hoặc đang cố gắng tìm việc làm tại trung tâm việc làm. Bố mẹ nhận tiền con trao cho bị cáo. Khi Quỹ Gia đình chuyên cấp tiền con yêu cầu hoàn trả lại do thiếu hồ sơ, bị cáo lo sợ những gì mình nói dối bị lộ. Bị cáo liền lấy chiếc rìu luôn để cạnh giường và đi vào phòng khách, nơi người mẹ đang ngồi trên sàn nhà, chuẩn bị cho việc chuyển nhà sắp tới của gia đình, và gây án.

Bị cáo thực hành trường hợp khẩn cấp

Trong quá trình tìm kiếm động cơ của bị cáo, cơ quan điều tra đã cố gắng tìm hiểu dòng suy nghĩ kỳ lạ của bị cáo. Theo đó, bị cáo đã lên kế hoạch tự sát, vì bị cáo không thể làm chủ được bản thân và mối quan hệ hay không quan hệ với người khác như thế nào. Bị cáo coi phòng riêg của bị cáo là nơi ẩn náu cuối cùng của bị cáo, và cả nhà sắp chuyển nhà nên sẽ mất nó.

Cơ quan điều tra phát hiện loạt động cơ thứ hai trong bệnh tâm thần của bị cáo. Trước khi chết, bị cáo muốn tự phạm tội, để xem giết người diễn ra như thế nào. Bị cáo đã chọn cha mẹ mình, người mà theo tuyên bố của chính bị cáo rất thích hợp thực hiện động cơ của mình. Bị cáo muốn giết cha mẹ và sau đó giết chính mình. Mục đích để cha mẹ không buồn về cái chết mình. Và bị cáo đã luyện tập cho tình huống khẩn cấp này: Mỗi tối thứ Sáu, bị cáo đứng trước phòng của cha mẹ mình với một cái rìu. Một lần, bị cáo thậm chí còn lẻn đến chỗ người cha đang ngủ, với chiếc rừu trên tay. Và bị cáo nghĩ xem nên làm điều đó ngay bây giờ hay không.

Trước phiên tòa

Bị cáo tỏ ra là một thanh niên kín đáo với một bím tóc dài, dường như bất động, kiểu đang mơ ngủ, ngay cả khi Tòa đọc phán quyết. Chỉ khi chánh tòa hỏi trực tiếp bị cáo, bị cáo mới ngẩng đầu lên.

Thẩm phán giải thích án quyết

Thẩm phán cho biết, cho đến nay, bị cáo vẫn chưa hiểu mình đã làm gì. Bị cáo sẽ rối loạn tâm thần tới đâu, không ai có thể biết trước. Nó có thể dẫn đến tâm thần phân liệt hoặc điên loạn. Nếu điều thứ hai xảy ra, người ta phải đối phó với sự nguy hiểm của nó. Với tư cách là một tòa án, không được chấp nhận bất kỳ rủi ro nguy hiểm nào. Do đó, sau khi kết thúc điều trị tâm thần, Tòa sẽ quyết định giam giữ phòng ngừa.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang